quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Đăng ký quảng cáo google Online
  • Lượt xem 3860   lần

Thiếu “thầy phù thủy” Steve Jobs, Apple “mất lái”?

- (10:31:54 | Thứ sáu, 07/10/2011)
“Thầy phù thủy” ra đi khiến cả thế giới đau buồn, và phía sau đó là những dấu hỏi liệu Apple sẽ chèo lái như thế nào trong thời gian tới. Cơ hội để cho các đối thủ “truy đuổi” Apple càng trở nên rộng mở hơn.
Sự sáng tạo cùng với niềm say mê mãnh liệt của Steve Jobs đã gắn chặt với thành công của Apple. Đến nỗi mà sự ra đi của ông ở tuổi 56 đã khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi liệu “Quả táo” có thể giữ nhịp cho sứ mệnh tạo ra những sản phẩm mang tính cách mạng như những năm tháng Steve Jobs “cầm lái”.

 

“Là một nhà phân tích công nghệ, tôi thực sự tiếc thương cho sự ra đi của Jobs. Thực sự Apple là của Jobs chứ không phải là Jobs của Apple”, Kim Young-chan, chuyên gia phân tích của công ty đầu tư Shinhan Investment ở Seoul, Hàn Quốc, nói.

 

CEO của những đối thủ Apple, trong đó có Samsung, Amazon, Google, Sony, đều bày tỏ lòng thương xót trước cái chết của Jobs, sự thành kính trước một “huyền thoại” của Thung lũng Silicon.

 

Thực tế mọi người đã biết về việc Jobs đã phải chiến đấu lâu dài với căn bệnh ung thư tuyến tụy. Người đàn ông tài ba này đã chính thức rút lui khỏi “chiến trường” từ hồi tháng 8 và trao lại trọng trách “chèo lái” Apple cho người cộng sự Tim Cook.

 

“Apple không có người đàn ông sáng tạo và tham vọng như Jobs nữa để họ dựa dẫm”, Simon Liu, Phó giám đốc công ty tài chính Polaris Group nói.
 
Đơn giản về phong cách nhưng Steve Jobs lại là nhà thiết kế tài ba tạo ra những sản phẩm cách mạng cho Apple.

 

Giới phân tích đều khẳng định Apple sẽ vẫn thành công dù đã không còn Jobs nữa. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì khó khăn đang chờ Apple trong những ngày tới, bởi các đối thủ của hãng đã và đang có những bước đi mạnh mẽ hơn với những sản phẩm “nặng ký” hơn.

 

Trước khi Steve Jobs ra đi, chỉ 1 tuần trước đó, hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới đã trình làng máy tính bảng Kindle Fire, với giá thành chỉ bằng 1 nửa iPad, và được giới phân tích đánh giá sẽ là thách thức lớn với Apple trên thị trường máy tính bảng.

 

Trong khi đó, đối thủ Google cũng đã “thổi lửa” để hệ điều hành Android miễn phí vượt mặt Android iOS về thị phần phần mềm dành cho smartphone. Google cũng vừa chi 12,5 tỷ USD để mua lại bộ phận di động của Motorola với tham vọng “đánh trực diện” vào Apple trên thị trường di động.

 

Apple hiện vẫn bán được nhiều smartphone hơn bất kỳ đối thủ nào, và vẫn dẫn đầu thị trường máy tính bảng mới nổi kể từ khi Steve Jobs trình làng iPad năm 2010.

 

Trước những câu hỏi về sự cạnh tranh, phát ngôn viên của Apple vẫn từng khẳng định: “iPhone vẫn là điện thoại hàng đầu thế giới, và sẽ tiếp tục là sự lựa chọn số một của người dùng”. Về đối thủ Kindle Fire, bà nói, với những hãng gia nhập thị trường với phiên bản 7 inch và bị hạn chế về ứng dụng, thì không ai có thể dành được thị phần từ tay “hàng khủng” iPad.
 
Steve Jobs trao lại trọng trách quan trọng cho Tim Cook.

 

Tuy vậy, Amazon và Google, bên cạnh mục tiêu cạnh tranh Apple về phần cứng, 2 gã khổng lồ này cũng đang đặt tham vọng vượt mặt Apple với những thương vụ mua lại các công ty đa phương tiện nhằm kích thích doanh số các sản phẩm di động của mình. Sự thiếu vắng Steve Jobs có thể sẽ làm Apple mất đi lợi thế trong các thương vụ đàm phán thâu tóm các công ty đa phương tiện, đặc biệt là những công ty phân phối âm nhạc. Lúc còn sống, Jobs đã thể hiện niềm đa mê này hơn cả với truyền hình hay phim ảnh.

 

Amazon và Google là những “vấn đề” đặc biệt của Apple bởi họ có những chiến lược hoàn toàn khác biệt. Apple chủ yếu kiếm tiền từ phần cứng, còn Google cho không phần mềm nhằm kiếm lời từ các dịch vụ quảng cáo tìm kiếm. Trong khi đó, Amazon đặt mục tiêu thu lợi từ doanh số các nội dung số - CEO Jeff Bezos đã nói Kindle Fire giống như là dịch vụ hơn là thiết bị.

 

Đối thủ đang khiến Apple đau đầu không kém chính là nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc. Giới phân tích cho rằng Samsung là một trong những hãng đã tung ra được sản phẩm mới lạ và thực sự thú vị để cạnh tranh Apple. Samsung đã có điện thoại Galaxy SII thách thức iPhone, đã có máy tính bảng Galaxy Tab đối chọi với iPad.

 

Apple và Samsung đang dẫn đầu thị trường smartphone, vượt qua Nokia, “lão tướng” trong thập kỷ qua.

 

Apple cũng là khách hàng lớn nhất của Samsung trên t hị trường chip di động và màn hình. Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác giữa 2 bên đã không còn tốt đẹp nữa. Cả hai cùng đâm đơn kiện nhau trên 10 nước vì những cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của nhau, kể từ tháng tháng 4.

 

Apple hiện là hãng công nghệ danh giá nhất thế giới bởi luôn là “kẻ” luôn tạo ra sự phấn khích trong giới người dùng bằng những sản phẩm mới của mình. Tuy nhiên, như những gì Tim Cook thể hiện trong ngày ra mắt iPhone mới hôm 4/10, có vẻ như người đàn ông này chưa tạo ra được sự phấn khích trong giới hâm mộ.

 

“Khó khăn lớn nhất của Apple là làm sao để thỏa mãn mọi mong muốn”, một giáo sư thuộc trường đại học Havard, nói. “Mọi người vẫn luôn mong muốn bất cứ khi nào Apple ra mắt sản phẩm thì đều là những sản phẩm mang tính cách mạng. Sự đơn giản không thể nào được chấp nhận”.

 

Lee Seung-woo, chuyên gia phân tích công nghệ, cho rằng Apple đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp di động, nhưng sức ảnh hưởng của họ sẽ giảm dần khi không còn Jobs trong “triều đại” của họ.Google, Samsung, Microsoft, Facebook và Amazon sẽ là những đối thủ mà Apple phải cạnh tranh sau khi Steve Jobs ra đi.

 
Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn