quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
  • Lượt xem 11866   lần

Ở nơi chỉ đại gia mới được xem truyền hình

- (10:49:41 | Thứ hai, 08/04/2013)
Có lên tới vùng cao biên giới Tây Bắc, mới thấu hiểu được đời sống thông tin văn hóa của người dân vẫn còn vô cùng thiếu thốn. Muốn xem được truyền hình, đồng bào cần phải có chảo thu sóng vệ tinh nhưng giá thành lại quá cao. Nhưng kể cả khi có đủ tiền, người dân cũng hiếm có cơ hội được sử dụng dịch vụ truyền hình của các nhà cung cấp trong nước.
truyền hình trả tiền, vùng sâu vùng xa, biên giới Tây Bắc
Nhu cầu xem truyền hình của người dân vùng núi vẫn rất nhiều, nhưng chưa có dịch vụ truyền hình nào đáp ứng được với mức giá phù hợp, khiến người dân phải sử dụng chảo lậu để xem.

Theo chân đoàn từ thiện “Học bổng Gạo”, một quỹ học bổng do các cá nhân tự thành lập và đã duy trì 8 năm qua, chúng tôi vượt hơn 200 km đường đèo từ Điện Biên lên huyện Mường Nhé để trao học bổng cho các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy chỉ 200km nhưng phải mất hơn 8 tiếng chúng tôi mới đến nơi vì hầu hết đều là đường đèo ghập ghềnh rất xấu. Địa hình núi cao Tây Bắc khiến việc giao thông rất khó khăn. Các em học sinh được nhận học bổng thậm chí còn ở các điểm trường bản nằm sâu hơn nữa, cách Mường Nhé từ 70-100km. Để tới được nơi nhận học bổng, thầy cô phải dùng xe máy chở các em đi từ ngày hôm trước đến trường huyện để ngủ.

Trong quà từ thiện có cả một số truyện tranh cũ, và thường luôn được các em học sinh đón nhận đầy thích thú, dán mắt vào đọc. Theo lời các thầy giáo dạy tại các điểm trường bản thì ngoài giờ học và tự nấu ăn, các em hiếm khi được tiếp cận các nguồn thông tin văn hóa như báo chí, sách truyện, xem truyền hình thì hoàn toàn không có, nhiều em học hết cấp I còn chưa được nhìn thấy chiếc tivi bao giờ.

Truyền hình vệ tinh thành đồ xa xỉ

Tại nhà nghỉ Bưu điện huyện Mường Nhé, chúng tôi bắt gặp một chồng chảo thu sóng truyền hình vệ tinh của AVG chưa lắp đặt. Theo lời anh Hải, người điều hành nhà nghỉ này thì cũng mới gần đây dịch vụ của AVG mới được cung cấp về đến Mường Nhé, nhưng giá bộ chảo thu và hộp giải mã tín hiệu vẫn tới hàng triệu đồng, rồi phí thuê bao hàng tháng cũng gần trăm ngàn đồng nữa, với mức thu nhập của đồng bào vùng sâu vùng xa không thể mua nổi.

truyền hình trả tiền, vùng sâu vùng xa, biên giới Tây Bắc
Nhà nghỉ Bưu Điện huyện Mường Nhé, một trong số ít nơi có chảo thu truyền hình vệ tinh.

Dọc đường lên Mường Nhé, chúng tôi thấy có một vài nhà dân lắp loại chảo truyền hình vệ tinh màu trắng và đường kính nhỏ hơn so với các loại chảo thông dụng ở thị trường Việt Nam. Anh Hải cho biết đó là chảo vệ tinh lậu của Trung Quốc, giá rẻ nên người dân mua về tự lắp nên chất lượng hình ảnh cũng kém lắm, mà cũng chẳng rõ có thu được các kênh của VTV hay không, nhưng thấy toàn kênh nước ngoài nhiều khi xem cũng không hiểu được, gọi là có tiếng có hình cho có tivi là chính.

Là một điểm đại lý cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh của AVG cho bà con, nhưng anh Hải cho biết chỉ quanh địa bàn huyện Mường Nhé thì còn có nhân viên kỹ thuật đi lắp đặt được, chứ còn xa vài chục cây số là chịu thua vì đường xấu rất khó đi. Hơn nữa, cũng không thể có đủ nhân lực để đi thu tiền thuê bao hàng tháng ở khoảng cách xa như vậy, không đủ bù tiền xăng xe và công sức đi lại.

Phải là “đại gia” mới có… K+

Trên đường lên Mường Nhé, chúng tôi dừng ăn trưa tại nhà một doanh nhân khá thành đạt về lĩnh vưc xây dựng ở xã Chà Nưa, huyện Chà Cang. Ngoài cơ ngơi bề thế với hai ngôi nhà sàn rộng thênh thang, ngay đầu hồi nhà cũng được lắp đặt một chiếc chảo truyền hình vệ tinh K+ rất bắt mắt.

Trong cả chuyến đi của chúng tôi qua khắp các huyện của tỉnh Điện Biên, đó là một trong số rất hiếm mà chúng tôi nhìn thấy thiết bị thu tín hiệu truyền hình vệ tinh chính thống được người dân sử dụng. Hơn nữa, chiếc chảo vệ tinh K+ được lắp đặt ở vị trí rất bắt mắt, như để thể hiện sự chịu chơi của gia chủ. Tất nhiên, với điều kiện dư giả thì việc đóng phí thuê bao luôn cả năm cũng chỉ là chuyện dễ dàng đối với những khách hàng VIP như thế này.

Bình dân hóa truyền hình trả tiền

Với địa hình núi cao của vùng Tây Bắc, rất khó để phủ sóng truyền hình analog hay kỹ thuật số mặt đất như vùng đồng bằng. Truyền hình vệ tinh vì vậy trở thành giải pháp quan trọng để phổ cập các chương trình truyền hình quảng bá tới người dân vùng sâu vùng xa. Nhưng với mức giá cho bộ thiết bị truyền hình vệ tinh và phí thuê bao còn khá chênh lệch so với mức thu nhập của người dân như hiện tại thì việc phổ cập truyền hình vẫn sẽ rất khó khăn.

truyền hình trả tiền, vùng sâu vùng xa, biên giới Tây Bắc
Học sinh trung học ở Pa Tần, Mường Nhé thích thú khi được tặng truyện tranh. (Ảnh: Trịnh Công Thức).

Câu chuyện người dân miền núi dùng chảo lậu của Trung Quốc để bắt sóng truyền hình không phải là mới, và cũng đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh. Nhưng điều này cho thấy nhu cầu xem truyền hình của người dân vùng sâu vùng xa vẫn rất lớn, họ vẫn có nhu cầu nắm bắt thông tin, nhu cầu giải trí hàng ngày qua chiếc tivi, nhưng các dịch vụ truyền hình trong nước dường như chưa quan tâm nhóm khách hàng này.

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn