Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 3612 lần
Thực hư ứng dụng Android Việt bí mật móc túi khách hàng
- (08:30:03 | Thứ tư, 14/12/2011)Gần đây, thông tin về việc một loạt các ứng dụng Android do người Việt phát triển và phân phối bí mật móc túi trên điện thoại khiến các diễn đàn công nghệ xôn xao và khiến không ít người dùng lo lắng. Nhà mạng Viettel đã bị vạ lây trong vụ việc này.
Ứng dụng bí mật móc túi khách hàng
Ứng dụng đọc truyện Doremon, một trong các ứng dụng do UPRO.vn cung cấp, bí mật móc túi khách hàng
Thời gian gần đây, một số người dùng điện thoại Android phản ánh về việc một loạt các ứng dụng của Việt Nam sau khi cài đặt vào thiết bị Android đã tự động gửi đi các tin nhắn về tổng đài của nhà phát triển mà người dùng không hề hay biết, mà giá của mỗi tin nhắn này lên đến 15.000 đồng mỗi tin.
Điều đáng nói, những ứng dụng được cài đặt đều được nhà phát hành ghi là “miễn phí”, nhưng việc tự động nhắn tin như là một cách để kích hoạt bản quyền sử dụng của phần mềm.
Đáng chú ý, trong đó có hàng loạt các ứng dụng do nhà phát triển UPRO.vn cung cấp và phát hành, chủ yếu gồm các ứng dụng đọc truyện tranh như “Doremon”, “7 viên ngọc rồng”... Sau khi cài đặt các ứng dụng này vào thiết bị, ứng dụng sẽ tự động gửi tin nhắn đến đầu số 8777 như một cách để kích hoạt ứng dụng mà không hề có sự cảnh báo nào với người dùng, mặc dù về cơ bản, các ứng dụng này vẫn được cung cấp dưới dạng miễn phí.
Kiểm tra trên trang web UPRO.vn thì được biết đây là một cổng dịch vụ viễn thông cho điện thoại di động do Viettel cung cấp. Tuy nhiên, đại diện truyền thông của Viettel khẳng định không có bất cứ sự liên quan nào giữa nhà phát triển UPRO trên Android Market và cổng UPRO của Viettel. Nhà mạng này khẳng định nguyên nhân có sự nhầm lẫn này là do nhà cung cấp dịch vụ trên Android Market đã đăng ký tài khoản dưới các tên UPRO và IPRO. Đại diện của Viettel cho biết: "UPRO của Viettel cũng chỉ là nạn nhân, bị lấy tên đặt cho tài khoản của nhà phát triển các ứng dụng trên. Về bản chất, trên gian hàng Android Market, các nhà phát triển có thể lấy tên gì cũng được kể cả tên Viettel, MobiFone hay VinaPhone".
"Sau khi nhận được thông tin Viettel đã tiến hành yêu cầu nhà cung cấp nội dung liên quan dừng ngay việc lợi dụng thương hiệu UPRO để trục lợi khách hàng và ngừng việc cung cấp các ứng dụng nói trên. Đồng thời sẽ có cảnh báo tới các khách hàng cũng như các đối tác đang hợp tác với Viettel", đại diện truyền thông của Viettel cho biết.
Phần mềm bảo mật cũng “bó tay”
Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại mã độc, đặc biệt trên nền tảng Android, việc sử dụng các ứng dụng bảo mật trên thiết bị được nhiều người quan tâm hơn. Tuy nhiên, với các ứng dụng dạng tự động gửi tin nhắn “rút tiền” này, thì các phần mềm bảo mật cũng đành phải “bó tay”, bởi lẽ các ứng dụng này không hề có các hành vi lây nhiễm hay phá hoại trên thiết bị, mà đơn giản chỉ thực hiện những tin nhắn với giá thành cao.
Ứng dụng đọc truyện tranh “Doremon” được nhận diện là an toàn, tuy nhiên, sau đó ứng dụng này đã tự động gửi tin nhắn đến tổng đài 8777
Do lỗi của người dùng?
Không chỉ có các ứng dụng do UPRO.vn cung cấp, hiện tại trên chợ ứng dụng Market App của Google cũng xuất hiện rất nhiều các ứng dụng khác nhau do nhà phát hành Việt Nam cung cấp dưới dạng miễn phí, nhưng cũng có cách “móc túi” sau khi người dùng đã cài đặt vào máy.
Đơn cử như ứng dụng “Ai là triệu phú” do Sunnet ITC Solution cung cấp dưới dạng miễn phí, tuy nhiên trong quá trình chơi, người chơi sẽ bị yêu cầu mua bản quyền ứng dụng (với giá 15.000 đồng) mà ngay cả người chơi cũng không hay biết là mình vừa phải mua bản quyền.
Tuy nhiên, liệu có phải đây là một “chiêu móc túi” người dùng từ các nhà phát triển ứng dụng?
Thông thường, người dùng có thói quen cài đặt một ứng dụng dựa vào tên của ứng dụng và hình ảnh minh họa, mà ít khi đọc kỹ các điều khoản do nhà cung cấp quy định, và đó cũng là lý do khiến không ít người “sập bẫy”.
Nếu đọc kỹ những thông tin trong phần mô tả của những ứng dụng kể trên, sẽ thấy có thông tin phụ kèm theo đó là sẽ thu phí 15.000 đồng thông qua tin nhắn trong khi dùng ứng dụng này.
Thông tin về ứng dụng có phí 15.000 đồng, nhưng vẫn được cung cấp dưới dạng miễn phí
Bên cạnh đó, khi xem thêm thông tin về phần Permission (quyền hạn) của ứng dụng trên Market App, sẽ liệt kê rõ ứng dụng có những khả năng can thiệp như thế nào vào thiết bị, như khả năng tự động gửi đi tin nhắn, thậm chí một số ứng dụng còn cho phép lưu lại thông tin các cuộc gọi trên máy. Những thông tin này được đăng tải một cách công khai, tuy nhiên lại rất ít người để ý và quan tâm.
Phần quyền hạn ghi rõ ứng dụng sẽ tự động gửi tin nhắn và thậm chí lưu lại thông tin cuộc gọi. Tuy nhiên, ít ai lại chú ý đến thông tin quan trọng này
Dù vậy, theo không ít phản ánh của nhiều người, đó chính là sự mập mờ từ phía nhà cung cấp giữa ứng dụng miễn phí và ứng dụng có thu phí. Dĩ nhiên, với 15.000 đồng cho một bản quyền ứng dụng không phải là một số tiền quá lớn, nhưng cái nhiều người không đồng tình chính là cách thức “móc túi” mà không được sự cho phép hay đồng ý từ phía người sử dụng, mà nhiều người gọi đó là một hành vi lén lút và không minh bạch.
Người dùng bức xúc trước sự thiếu minh bạch từ nhà cung cấp
Qua đây, một bài học đặt ra cho người dùng đó là hãy tìm hiểu kỹ trước những ứng dụng mình cài đặt và xem xét các quyền hạn của những ứng dụng này sau khi cài đặt và sử dụng trên máy. Trong khi bản thân Google khá thờ ơ với việc kiểm duyệt độ an toàn từ các ứng dụng được đăng tải và chia sẻ trên Market App, thì hơn ai hết, người dùng hãy tự bảo vệ mình, nếu không muốn mất tiền để… rước bực vào người.
Nhóm PV
- Các bài viết cùng danh mục
- Tablet, smartphone lõi tứ chuẩn bị càn quét
- Viettel thông báo giá iPhone 4S rẻ nhất 16,4 triệu đồng
- Samsung lập kỷ lục hơn 300 triệu di động bán ra năm 2011
- Apple khai trương cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới
- Số phận nền tảng di động WebOS đã được định đoạt
- Xem Galaxy Note so dáng cùng Dell Streak 5
- Loa iPhone với kích cỡ… bằng
- Cận cảnh cặp đôi LG Optimus chính hãng giá rẻ
- Acer quyết tâm trở thành thương hiệu hạng sang
- Intel, IBM và cuộc đua tốc độ vi xử lý của tương lai
-
Khâu chuẩn bị cuối cùng cho sự kiện đặc biệt của Apple
Đúng 1h sáng mai theo giờ Việt Nam, Apple sẽ tổ chức sự kiện được cho là dành cho máy tính bảng iPad mới. Apple đang thực hiện các khâu chuẩn bị cuối cùng tại Nhà hát Yerba Buena Center thành phố San Francisc. Apple phát giấy mời tham gia sự kiện iPad ngày 7/3
"Đập hộp" Samsung Galaxy Tab 8.9 chính hãng
Máy tính bảng Galaxy Tab thế hệ thứ 3 với màn hình 8,9 inch của Samsung đã chính thức bán ra thị trường trong 28/10 với giá 13,5 triệu đồng.
-
- Giá bán iPhone 4 tại Việt Nam đang biến động mạnh
- Công nghệ sạc không dây làm thay đổi cuộc sống
- Khám phá máy tính bảng cỡ khủng
- Cụ bà 82 tuổi đặt mục tiêu có 80.000 người theo trên mạng xã hội
- Steve Ballmer nói gì trong lần xuất hiện cuối cùng tại CES?
- Khôi phục tính năng “Save and Quit” trên Firefox 4.0/5.0