quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Đăng ký quảng cáo google Online
  • Lượt xem 4088   lần

Samsung thảm hại trong cuộc chiến với Apple

- (09:20:55 | Thứ năm, 25/08/2011)
Apple lại tiếp tục giành được một chiến thắng quan trọng khác trong cuộc chiến pháp lý dài hơi và căng thẳng với hãng công nghệ Hàn Quốc Samsung.

Một tòa án ở thành phố The Hague, Hà Lan hôm qua vừa ra một lệnh cấm sơ bộ đối với các mẫu smartphone của Samsung là Galaxy S, Galaxy S II và Ace tại một loạt các quốc gia châu Âu sau một buổi điều trần về vấn đề này vào hồi đầu tháng này. Tòa án tuyên bố các thiết bị trên của Samsung đã vi phạm một bằng sáng chế phần mềm mà Apple sở hữu ở Liên minh châu Âu (EU) đúng như cáo buộc của hãng công nghệ Mỹ này.

 

Tuy nhiên, trang blog FOSS Patents cho hay Apple đã không hoàn thành việc đăng ký đầy đủ đối với bằng sáng chế này ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp, điều đó đồng nghĩa với việc các thiết bị của Samsung nhiều khả năng sẽ không bị cấm ở những khu vực này.

 

Apple và Samsung đã bị kéo vào một cuộc chiến căng thẳng có quy mô rộng, trải dài trên nhiều châu lục khi các hai bên đều cáo buộc đối phương vi phạm bằng sáng chế mà họ sở hữu. Tuy nhiên, cho đến nay, Apple vẫn đang thắng thế trước Samsung.

 

Hồi đầu tháng này, Apple đã nhận được một phán quyết sơ bộ từ một tòa án Đức, cấm bán chiếc máy tính bảng Galaxy Tab 10.1 của Samsung tại một số quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, hồi tuần trước, tòa án đã dỡ bỏ lệnh cấm này ở tất cả các nước, ngoại trừ Đức với lý do thẩm phán của tòa không được vượt thẩm quyền ra ngoài biên giới quốc gia và không thể cấm bán thiết bị này ở các nơi khác.
 
Tòa án Hà Lan đã ra lệnh cấm một số điện thoại Samsung tại một loạt nước châu Âu.

 

Chính vì thế, Apple và Samsung đang chuẩn bị để gặp nhau tại tòa vào hôm nay để thảo luận về việc bán Galaxy Tab trên khắp châu Âu. Nếu Apple thành công, hãng công nghệ Mỹ này một lần nữa có thể hả hê được chứng kiến chiếc máy tính bảng của Samsung bị cấm cửa ở hầu khắp châu Âu.

 

Tại Úc, Apple đã giành được chiến thắng trước Samsung. Theo đó, Apple đã đi đến một thỏa thuận với Samsung, cho phép Apple được “kiểm duyệt” trước ba mẫu Galaxy Tab 10.1 trước khi chúng được bày bán tại quốc gia này. Còn sau khi các sản phẩm đã được tung ra thị trường Úc, Apple sẽ chọn lựa ngẫu nhiên để kiểm tra.

 

Chiến thắng của Apple trước Samsung tại Hà Lan có lẽ là chiến thắng quan trọng hơn đối với hãng này. Trang blog FOSS Patents chỉ ra rằng một lệnh cấm sơ bộ dựa trên một bằng sáng chế phần mềm do Apple sở hữu cũng đồng nghĩa với một cú đòn nhằm vào Android, hệ điều hành hiện đang được sử dụng trên các thiết bị của Samsung. Nếu lệnh cấm này được hoàn tất, Apple có thể sẽ sử dụng chiến thắng đó vì lợi ích của riêng mình trong cuộc chiến chống lại các nhà cung cấp Android khác.

 

Trong lúc đó, Android không chỉ đối mặt với cuộc tấn công từ phía Apple. Hệ điều hành này cũng đang trở thành mục tiêu gây hấn của Oracle với cáo buộc Google có các hành vi vi phạm trong Android. Microsoft cũng đang chĩa mũi nhọn vào một số nhà cung cấp Android, trong đó có Barnes & Noble.

 

Google đã nỗ lực tăng cường danh mục đầu tư bằng sáng chế của mình bằng việc mua lại Motorola Mobility với cái giá 12,5 tỷ USD. Nếu thỏa thuận này được thông qua, Google sẽ có được số lượng bằng sáng chế cần thiết để giải quyết những xung đột về mặt pháp lý.

 

Lệnh cấm sơ bộ đối với các thiết bị của Samsung sẽ bắt đầu có hiệu lực vào giữa tháng 10 này.

 

 

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn