Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 3461 lần
Nhà sáng lập hãng bảo mật danh tiếng bị tình nghi giết người
- (08:09:44 | Thứ năm, 15/11/2012)Một thông tin khiến giới công nghệ khá sốc khi John McAfee, nhà sáng lập của hãng bảo mật danh tiếng McAfee đang bị cảnh sát truy tìm vì bị tình nghi liên quan đến một vụ giết người
Theo thông tin từ trang công nghệ Gizmodo, nhà sáng lập của hãng bảo mật McAfee là nghi phạm chính trong vụ giết hại một người Mỹ, có tên Gregory Faull, người đã bị bắt chết tại nhà riêng vào đêm thứ 7 vừa qua.
Gregory Faull được mô tả là một nhà xây dựng có tiếng tăm, hiện đang sống ở quốc gia Belize, nằm ở vùng biển Caribe. Trước đó, Faull đã đệ đơn khiếu nại chống lại John McAfee có "hành vi gian xảo” và sử dụng súng để uy hiếp mình. Được biết McAfee và Faull đã từng có những bất đồng trước khi Faull bị bắn chết.
John McAfee đang phải đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý trong thời gian qua
Theo thông báo chính thức từ cảnh sát Belize, vụ giết người được phát hiện vào 8 giờ sáng ngày chủ nhật vừa qua, khi Luara Tun, một tạp vụ 39 tuổi người Belize phát hiện ra Gregory Faull, 52 tuổi nằm úp mặt trên hồ bơi trong nhà riêng, với một phát đạn phía sau đầu.
Faull sống một mình trong nhà riêng và được thấy lần cuối cùng vào khoảng 10 giờ tối ngày hôm trước khi ông bị phát hiện là đã chết. Một laptop và một iPhone được báo cáo là bị mất sau khi vụ việc xảy ra.
Cảnh sát tại Belize cho biết chưa đưa ra bất kỳ dự đoán nào, tuy nhiên McAfee là một trong những nghi phạm có liên quan đến vụ giết người này vì những bất đồng giữa cả 2 trước đó.
Sinh năm 1945, John McAfee đã sáng lập hãng bảo mật danh tiếng McAfee vào năm 1987 trước khi bán lại cho Intel với giá 7,7 tỷ USD vào năm 2010. Trên thực tế, McAfee đã rời khỏi vị trí lãnh đạo của hãng bảo mật mang tên mình từ năm 1994 và không còn bất kỳ sự liên quan nào đến hãng bảo mật này kể từ thời điểm đó.
John McAfee được xem là một trong những người đầu tiên xây dựng phần mềm diệt virus và hệ thống quét virus trên máy tính.
Trong những năm gần đây, McAfee tham gia thành lập một công ty mới với tên gọi Quoremex, chuyên nghiên cứu về thuốc kháng sinh và có trụ sở đặt tại Belize.
Theo trang công nghệ Gizmodo thì tính khí của McAfee trong thời gian gần đây “ngày càng thất thường” và khó đoán. McAfee thậm chí còn sử dụng các loại thuộc gây ảo giác rồi sau đó đăng bài lên các diễn đàn trực tuyến để mô tả về cảm giác của mình.
Vào đầu năm nay, McAfee đã từng bị cảnh sát Belize bắt giữ vì sở hữu vũ khí bất hợp pháp. Được biết McAfee cũng có các mỗi quan hệ với bất chính với những băng đảng khét tiếng ở Belize.
Đây không phải là lần đầu tiên một tên tuổi công nghệ có liên quan đến những vụ sát nhân. Trước đó, Hans Reiser, một lập trình viên hệ điều hành Linux, người đứng sau dự án ReiserFS cũng đã bị cảnh sát bắt giữ vì sát hại vợ mình vào năm 2008.
- Các bài viết cùng danh mục
- Giải pháp số giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán hình ảnh X-Quang
- Windows Phone 8 và những điều cần biết
- iPhone 5 mạ vàng khảm rồng đầu tiên tại Việt Nam
- Chrome 23 chính thức trình làng với nhiều tính năng mới
- IBM nâng cấp công nghệ sao lưu dữ liệu mới cho doanh nghiệp
- Tuyệt chiêu tiếp thị ứng viên Tổng thống Mỹ
- Hacker có thể sửa kết quả bầu cử Mỹ
- Cận cảnh bão Sandy qua smartphone và Instagram
- Microsoft Surface và Windows 8: Người thắng, kẻ bại
- Ngắm du thuyền bí mật giống iPhone của Steve Jobs
-
Công cụ không thể bỏ qua dành cho ổ cứng
Chống phân mảnh đĩa là một trong những biện pháp để giúp tăng cường tốc độ hệ thống,cũng như giúp ổ cứng đạt tốc độ tối ưu nhất. Defraggler là một trong những phần mềm nhỏ gọn nhưng thực hiện hiệu quả công việc này.
Triển lãm CeBIT - Nơi gặp gỡ của những “ông lớn”
Triển lãm CeBIT tổ chức ở Hanover, Đức sẽ có sự góp mặt của 4.200 công ty lớn nhỏ từ 70 nước trên thế giới, trong đó, Google, IBM, SAP, Microsoft, HP và Dell là những tên tuổi không thể thiếu trong “cuộc chơi” này