quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Đăng ký quảng cáo google Online
  • Lượt xem 2981   lần

Hình ảnh cư dân Hà Nội náo loạn vì động đất

- (14:10:13 | Thứ sáu, 25/03/2011)
Sau hơn nửa tiếng xảy ra vụ động đất mạnh khoảng cấp 4 theo thang MSK, nhiều cư dân sống trong các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội vẫn không dám lên nhà. Trẻ nhỏ được sơ tán xuống đường dù nhiệt độ ngoài trời lạnh buốt.
Khoảng 21h, cư dân nhiều khu nhà cao tầng ở Hà Nội hốt hoảng vì rung lắc. Trong ảnh là các khu chung cư cao tầng ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Chị Lê Thị Hường, một người dân sống ở phòng 1808 khu đô thị 18T 2 khu Trung Hòa - Nhân Chính cho biết, thời điểm đó chị đang ngồi trước màn hình máy tính thấy máy chao đảo. Sau ít phút, chị và người giúp việc nhanh chóng đi bằng cầu thang máy xuống đất.
Cùng với chị Hường, nhiều người dân nhanh chóng sơ tán xuống mặt đất. Không ít trẻ nhỏ được đưa xuống đường dù thời tiết khá lạnh.
Các cuộc điện thoại cho người thân liên tục diễn ra ở những khu tòa nhà cao tầng có động đất sau 21h.
Chú thích ảnh:
Trong khi đó, bà Đỗ Thị Tâm ở tầng 11 tòa nhà chung cư 18T2 khu đô thị Trung Hòa Nhân chính vội vàng đưa cháu gái 4 tuổi ra ngoài. Trời lạnh buốt nhưng sau hơn nửa tiếng kể từ khi có rung chấn, bà vẫn không dám đưa cháu lên nhà. "Cảm giác lúc đó khó tả lắm, hoa hết cả mắt...", bà Tâm hoảng sợ nói.
Cách đó vài trăm mét, gần 22h, người dân ở tòa nhà 24T2 mới dám lên nhà.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm cảnh báo động đất và sóng thần xác nhận, một trận động đất mạnh 7 độ richter xảy ra ở biên giới Thái Lan, Myanmar. “Với những gì người dân cảm nhận được, động đất lan tới Hà Nội mạnh khoảng cấp 4 theo thang MSK”, ông Minh nói.



rung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, trận động đất xảy ra vào lúc 13h55 (giờ GMT) tức 20h55 (giờ Hà Nội) ngày 24/3, mạnh 7 độ richter, tâm chấn nằm ở khu vực biên giới ba nước Lào - Thái Lan - Myanmar. Độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Tối 24/3, trong thông báo ban đầu, vị trí được xác định là khu vực đông bắc Thái Lan.

Theo đánh giá ban đầu của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, trận động đất gây ra chấn động cấp 4-5 (theo thang MSK-64) tại Hà Nội, và gây chấn động cấp 5-6 ở một số nơi thuộc khu vực Tây Bắc. Với cấp chấn động này, nhiều người ở Hà Nội cảm nhận thấy rõ rệt, đặc biệt là những người ở trên nhà cao từ tầng 9-10 trở lên.

Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, đây là trận động đất mạnh tại vùng chấn tâm, nhưng do chấn tâm nằm cách xa Hà Nội nên không có khả năng gây thiệt hại về người và công trình xây dựng. Diễn biến, dư chấn của trận động đất vẫn đang được Viện Vật lý địa cầu tiếp tục theo dõi.

Trong khi đó, dẫn nguồn Cơ quan địa chất Mỹ, hãng thông tấn AP cho biết, cơn địa chấn xảy ra gần biên giới Myanmar với Thái Lan và Lào. Với sức mạnh và vị trí như vậy, cơ quan này đánh giá các toà nhà sẽ bị ảnh hưởng từ mức độ hạn chế cho tới rất nặng nề.

Khu vực tâm chấn thuộc vùng đồi núi thưa người ở, được mệnh danh là Tam giác vàng, nơi từng nổi tiếng với các băng nhóm buôn ma tuý. Các quan chức Myanmar cho biết có ít nhất 25 người thiệt mạng trong địa chấn. Cách tâm chấn 770 km, các toà nhà cao tầng ở Bangkok cũng chao đảo. Truyền hình Thái cho biết một thành phố ở miền bắc nước này bị ảnh hưởng và hư hại.

Ảnh: Googlemaps
Tâm chấn động đất nằm ở đông bắc Myanmar, phía bắc thành phố Chiang Rai (điểm màu đỏ) của Thái Lan. Ảnh: Googlemaps

Gần như cùng thời điểm, khoảng 21h tối 24/3, hàng nghìn cư dân trên hầu khắp các chung cư cao tầng ở Hà Nội đã có một phen hoảng loạn do cảm nhận rõ rệt sự rung lắc. Nhiều gia đình bồng bế nhau chạy xuống sân chung cư, chui cả vào trong ôtô... Một số người còn khẳng định có ít nhất hai đợt rung lắc trong khoảng 21-22h.

Không chỉ ở Hà Nội, một số người dân Hậu Lộc (Thanh Hóa), Hải Dương, Lai Châu... cũng phản ánh cảm nhận rõ động đất.

Rung chấn ở Hà Nội xảy ra chỉ sau 2 tuần Nhật Bản hứng chịu động đất và sóng thần, làm hơn 10.000 người chết, mất tích. Nhiều người dân Việt Nam chưa hết ám ảnh bởi thảm họa của nước này.

Thang MSK-64 gồm 12 cấp, được Hội đồng địa chấn châu Âu thông qua năm 1964.

Cấp 1: Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được.
Cấp 2: Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ). Trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được.
Cấp 3: Động đất yếu. Ít người nhận biết được động đất. Chấn động y như tạo ra bởi một ôtô vận tải nhẹ chạy qua.
Cấp 4: Động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch.
Cấp 5: Thức tỉnh. Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa.
Cấp 6: Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn.
Cấp 7: Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt.
Cấp 8: Phá hoại nhà cửa; Tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi.
Cấp 9: Hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm.
Cấp 10: Phá hoại hoàn toàn nhà cửa. Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng đến 1 mét.
Cấp 11: Động đất gây thảm họa. Nhà, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ở núi.
Cấp 12: Thay đổi địa hình. Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng.


Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn