- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
- Lượt xem 3675 lần
Có thật tên miền .vn nguy hiểm nhất thế giới?
- (08:09:15 | Thứ sáu, 12/11/2010)Theo khảo sát mới công bố của McAfee, các website tên miền .vn trở thành những địa chỉ web nguy hiểm nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu của McAfee phát hiện thấy 58% trang web .vn được khảo sát có chứa mã độc gây ra nguy cơ với người truy cập. Đây là con số rất sốc với khảo sát năm 2009 của hãng này (chỉ có 0,9% website tên miền .vn có chứa mã độc và đứng thứ 39 trên thế giới về mức độ nguy hiểm). Con số này này cũng rất cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới năm nay là 6,2%, tăng nhẹ so với năm ngoái (5,9%).
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Minh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho rằng kết quả của McAfee có rất nhiều điểm “đáng ngờ”. Năm ngoái, McAfee xếp Việt Nam đứng thứ 39 nhưng năm nay đã lên hàng thứ nhất trong khi số lượng các website khảo sát của họ 2 năm đều gần tương tự như nhau.
“Sẽ rất khó có khả năng từ năm ngoái đến năm nay với cùng một số lượng website khảo sát mà số lượng website nguy hiểm lại tăng nhanh đến vậy”, ông Cường hoài nghi.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc BKIS Security cũng cho rằng: Mặc dù thường xuyên phải làm việc với các website độc hại chứa các mã khai thác ở Việt
“Điều này theo tôi là chưa thực sự hợp lý vì xác suất truy cập vào website .vn chứa mã độc quá cao trong khi với bản thân người sử dụng bình thường xác suất truy cập vào các website loại này là thấp”, ông Đức nhấn mạnh.
Trước thông tin này, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT khẳng định sẽ liên lạc lại với McAfee để tìm hiểu và trao đổi về cách đo, cách tính toán của họ giống như đã từng thực hiện với kết quả khảo sát của Kaspersky.
Ông Khánh cho biết trước đây, sau khi VNCERT gửi phản hồi, Kaspersky đã phải rà soát lại và thừa nhận rằng phương pháp tính của họ là sai và khi tính toán sơ bộ thì Việt Nam đứng dưới thứ 10 chứ không phải xếp thứ 5 như Kaspersky đã công bố. Do đó, dù chưa thể khẳng định được kết quả của McAfee có chính xác hay không nhưng rất có thể cách đo của họ cũng tương tự như cách mà Kaspersky đã làm.
Tuy nhiên, dù kết quả của McAfee đưa ra chưa thực sự chính xác và chủ yếu chỉ mang tính chất tham khảo nhưng nó cũng là một lời cảnh báo tới người sử dụng, người quản trị các trang web .vn về nguy cơ các hệ thống đang bị nhiễm mã độc khi Việt Nam cũng là quốc gia bị các hacker tấn công tương đối nhiều.
Theo số liệu của BKIS, năm 2009 có đến hơn 1000 vụ tấn công các website ở Việt Nam còn năm 2010 cũng đã có khoảng từ 700 - 800 vụ. Các cuộc tấn công này chủ yếu nhằm vào website của chính phủ (có đuôi .gov.vn). Nguyên nhân theo ông Đức: “Là do chúng ta chưa có ý thức về vấn đề bảo mật dẫn đến việc lơi lỏng trong vấn đề quản trị các trang web để tồn tại trên hệ thống các lỗ hổng do không thường xuyên cập nhật các bản vá, không phân quyền quản trị cẩn thận, đặt mật khẩu kém… nên các hacker có thể lợi dụng để khai thác và chiếm đoạt”.
Ông Nguyễn Tiến Anh Tuấn, đại diện Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) cho biết trong số các khách hàng của công ty này, số lượng tấn công vào các website đuôi .vn không nhiều và thường rơi vào những trang web của các công ty vừa và nhỏ. Bởi vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề bảo mật do ngân sách dành cho website không nhiều. Một lý do khác là do bản thân các trang web được xây dựng với mã nguồn không đảm bảo để hạ thấp giá thành nên trong quá trình đưa lên mạng có thể bị lỗi hay tạo ra những lỗ hổng bảo mật.
Cần sự quan tâm đúng mức
Theo ông Tuấn, để đảm bảo an toàn thông tin cho các website, đầu tiên là cần phải có sự quan tâm đúng mức đến việc sử dụng các phương tiện, công cụ bảo mật. Tiếp theo, các công ty, cá nhân phải lựa chọn đơn vị thiết kế, lập trình, xây dựng website có uy tín, kinh nghiệm. Về mặt hệ thống nên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, trung tâm dữ liệu tin cậy như FPT Telecom, VDC... để có được sự hỗ trợ cần thiết khi gặp sự cố.
Các hệ thống web luôn là mục tiêu của các hacker vì khi đã kiểm soát website thì họ sẽ cài đặt các mã độc lên máy tính của người truy cập. Chính vì thế, ông Đức khuyên các quản trị cần phải cẩn trọng và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo mật cho hệ thống các website đó.
Giống như ông Đức, theo ông Khánh, những người quản trị web nên sử dụng các công cụ chống lây nhiễm trên diện rộng như tường lửa hay phần mềm diệt virus, thiết bị phát hiện tấn công… và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu mới cho các công cụ này.
“Như ở nước Úc, chính phủ có quy định là cứ máy tính hay hệ thống trang web nào không có trang bị tường lửa và không dùng phần mềm diệt virus thì tắt không cho kết nối Internet. Nhờ đó, Úc đã đứng cuối danh sách các quốc gia bị tấn công lây nhiễm”, ông Khánh dẫn chứng.
Sẽ có khảo sát riêng
Nhằm đánh giá đúng thực trạng mất an toàn thông tin của các website ở Việt Nam, trong thời gian tới, VNCERT và BKIS cho biết sẽ huy động nhiều đơn vị cùng tham gia để thực hiện cuộc khảo sát trên toàn quốc về tình trạng bảo mật của các website .vn. Trước mắt, giữa tháng 11 này, trong khuôn khổ ngày An toàn thông tin, VNCERT sẽ công bố kết quả cuộc khảo sát về các biện pháp an toàn thông tin của các cổng thông tin điện tử.
- Các bài viết cùng danh mục
- Lối đi nào cho mạng 4G ở Việt Nam?
- Firefox mừng sinh nhật lần thứ 6
- Những máy tính bảng Android ấn tượng
- Thiết kế mới AS4741 mạnh mẽ Core i5
- Internet Explorer 9 đưa Microsoft trở về thời hoàng kim?
- 14 ý tưởng “độ” iPhone kỳ cục nhất
- Dế Q-Mobile 3G đầu tiên mang thiết kế mai rùa
- Giá bán iPhone 4 tại Việt Nam đang biến động mạnh
- 10 bí mật tạo nên thành công cho Hkphone
- Cận cảnh bộ đôi 'dế' khủng của HTC
-
Thú vị bộ ảnh cưới được thực hiện trong 5 năm
Kết hôn từ năm 2008 nhưng nhiếp ảnh gia Jeff Salvage và vợ của mình, cô Jennifer đã theo đuổi ý tưởng thực hiện một bộ ảnh cưới ở nhiều địa điểm nổi tiếng khác nhau trên thế giới trong vòng 5 năm.